Nguyên nhân dẫn tới viêm dạ dày mãn tính
Viêm dạ dày mãn tính (hay mạn tính) là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm loét và tổn thương kéo dài nhiều năm, bệnh tiến triển chậm, tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú tại một vùng nhất định trong niêm mạc dạ dày.
Có 3 nhóm nguyên nhân gây ra viêm dạ dày mãn tính:
Nguyên nhân do yếu tố tự miễn. Hệ thống miễn dịch tự phá hủy lớp bảo vệ ở dạ dày làm tăng nguy cơ thiếu máu và ung thư.
Nguyên nhân do vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP thải ra những chất độc bào mòn niêm mạc dạ dày, hình thành lên các vết loét gây tổn thương dạ dày.
Nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc chống viêm không chứa steroid hoặc bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại, kim loại nặng.
Dấu hiệu viêm dạ dày mãn tính
Người bị viêm loét dạ dày mãn tính cũng có những biểu hiện tương tự như viêm dạ dày cấp tính, chẳng hạn như là:
- Đau vùng thượng vị, cơn đau ngâm ngẩm, đặc biệt là đau khi đói
- Đầy hơi, chướng bụng ngay sau khi ăn
- Buồn nôn, ợ chua
- Hơi thở nóng hay còn gọi là ợ nóng
- Đại tiện lúc tiêu chảy, lúc táo bón
- Phân sẫm màu hoặc có lẫn máu
- Có thể bị sốc
Ngoài ra ở thể trạng những người bị viêm dạ dày còn có các triệu chứng sau:
Lưỡi đỏ, có rêu vàng nhớt và dày
Miệng khô, đắng
Mặt nhợt nhạt, trắng bệch
Không cảm thấy thèm ăn, tiêu hóa kém khiến cơ thể gầy yếu, xanh xao
Những người bị viêm dạ dày mạn tính lâu năm thường hay bị thiếu sắt, suy nhược cơ thể
Tâm lý thay đổi hay cáu gắt, ngủ không ngon giấc
Những biến chứng do viêm dạ dày gây ra
Viêm dạ dày mãn tính có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Các biến chứng của viêm dạ dày mãn tính có thể là
Xuất huyết dạ dày
Đây là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày mãn tính. Nó xảy ra khi niêm mạc đại tràng bị xói mòn, các mạch máu bị vỡ và gây ra chảy máu. Trường hợp bị mất máu nhiều mà không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong nhanh chóng.
Nam giới có nguy cơ bị xuất huyết dạ dày cao hơn nữ giới, nhất là những người thường xuyên sử dụng bia rượu.
Thủng dạ dày
Viêm dạ dày mãn tính sẽ gây ra các vết loét trong niêm mạc dạ dày. Các vết loét này chịu sự kích thích axit trong dịch lâu ngày vị sẽ bị bào mỏng dần, đến một lúc nào đó vết loét này sẽ bị bục ra và hình thành một lỗ thủng trong dạ dày. Đồng thời dịch vị trong dạ dày tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc. Người bị thủng dạ dày được phát hiện và đưa đi bệnh viện muộn sẽ có nguy cơ tử vong cao.
Hẹp môn vị dạ dày
Viêm loét dạ dày mãn tính lâu ngày sẽ làm cho tổ chức của tá tràng bị xơ hóa dẫn đến biến chứng chít hẹp môn vị. Biến chứng này hay xảy ra nếu vùng viêm loét dạ này nằm ở bờ cong nhỏ gần sát môn vị.
Môn vị bị thu hẹp gây ra sự ách tắc thức ăn từ dạ dày xuống hành tá tràng khiến người bệnh thường xuyên bị nôn mửa sau khi ăn uống.
Tình trạng nôn mửa xảy ra nhiều lần khiến cơ thể bị mất nước, đại tiện khó khăn vì táo bón, cơ thể người bệnh xanh xao, gầy yếu.
Teo niêm mạc dạ dày
Lớp áo phủ bên trong dạ dày có 2 nhiệm vụ chính đó là tiết axit để tiêu hóa thức ăn và sát khuẩn.
Đồng thời lớp áo phủ này cũng là lá chắn để bảo vệ dạ dày khỏi tác động ăn mòn của axit.
Khi viêm dạ dày mãn tính phát triển đến giai đoạn cuối, điều trị bằng thuốc không có hiệu quả thì lớp áo phủ này sẽ bị tổn thương, mất khả năng tái tạo và phục hồi sẽ dẫn đến tình trạng teo niêm mạc dạ dày.
Teo niêm mạc dạ dày có thể khiến cho cơ thể bị thiếu vitamin B12 gây thiếu máu và rối loạn tâm thần.
Ung thư dạ dày
Những biến chứng nêu trên của bệnh viêm dạ dày mãn tính không được điều trị đến nơi đến chốn sẽ dẫn tới ung thư dạ dày. Đây là 1 trong 5 loại bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở nước ta.
Ung thư dạ dày có biểu hiện tương đối giống với các bệnh lý khác về dạ dày do đó hay bị chẩn đoán nhầm. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không biết rằng mình đã bị ung thư vì cho rằng bản thân chỉ đang gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa bình thường.
Ung thư dạ dày trải qua 5 giai đoạn, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời ở giai đọan tiền ung thư thì sẽ không gây nguy hại cho tính mạng. Nhưng nếu phát hiện chậm trễ khi đã ở giai đoạn 3 – giai đoạn 4, thì tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm chỉ có 5%, phần lớn người bệnh chỉ còn sống được 1 – 2 năm khi ở giai đoạn cuối.
Vì vậy những người bị viêm dạ dày mãn tính cần điều trị bệnh kịp thời, tầm soát ung thư hằng năm để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.
Chữa đau dạ dày mãn tính thế nào?
Cho tới nay, viêm dạ dày mãn tính vẫn chưa có cách chữa trị triệt để. Bệnh lại có nguy cơ tái phát cao. Phác đồ điều chủ yếu nhằm mục đích giảm đau và khắc phục các triệu chứng do bệnh gây ra để phòng tránh biến chứng.
Các loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm loét dạ dày mạn tính đó là:
(1) Thuốc bọc niêm mạc dạ dày: để bảo vệ dạ dày khỏi tác hại ăn mòn của axit hoặc các vi khuẩn gây hại trong đường ruột
? Bao gồm các loại thuốc: Sucralfate, Bismuth subcitrat, Misoprostol, cytotec
(2) Thuốc trung hòa axit dạ dày: thuốc có tác dụng trung hòa axit dịch vị và được sử dụng để làm giảm các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, hoặc đau dạ dày.
? Bao gồm các loại thuốc: Rolaids, Tums, Mylanta, Maalox,
(3) Thuốc chống H2: hoạt động bằng cách ngăn chặn histamine, một chất hóa học trong cơ thể giúp báo hiệu khi nào axit trong dạ dày được tiết ra.
? Bao gồm các loại thuốc: Cimetidin, Famotidine, Ranitidine, Nizatidine
(4) Thuốc ức chế bơm proton: giúp làm giảm axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP.
? Bao gồm các loại thuốc: Rabeprazole (AcipHex), Esomeprazole (Nexium), Omeprazole (Prilosec, Zegerid), Dexlansoprazole (Dexilant), Lansoprazole (Prevacid), Pantoprazole (Protonix)
Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP: Tindamax, Flagyl, Tetracycline HCL, Levaquin…
Nếu các loại thuốc kháng viêm không chứa steroil (NSAIDs) là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày thì bệnh nhân sẽ được chỉ định ngưng dùng thuốc hoặc chuyển sang một loại thuốc khác phù hợp hơn.
? Các loại thuốc NSAIDs cần lưu ý bao gồm: Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam, Naproxen, Ketoprofen…
Chế độ ăn uống cho người bị viêm dạ dày mãn tính
Không nên ăn đồ chua cay, quá mặn, tẩm ướp nhiều gia vị, thức ăn quá nóng, thức ăn cứng khó tiêu hóa
Nên chọn những món ăn thanh đạm, mềm dễ tiêu hóa
Ăn chín uống sôi, sơ chế thực phẩm sạch sẽ trước khi nấu
Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh cho dạ dày bị ì ạch
Nên ăn uống đúng giờ
Ăn nhiều rau củ xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và dưỡng chất giúp làm lành vết loét
Hạn chế sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau có corticoid
Tích cực rèn luyện thể thao tăng cường sức khỏe
Tập ngồi thiền hoặc yoga để giảm tránh stress gây hại cho dạ dày