1. Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em thường gặp là gì?
- Trẻ em bị trào ngược dạ dày thường hay ói, ọc sữa, có trường hợp sữa ọc qua mũi hoặc miệng.
- Trẻ biếng ăn, hay quấy khóc vô cớ, quấy đêm nhiều.
- Trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.
- Ở trẻ lớn, trẻ sẽ hay ợ nóng và còn có cảm giác đau xương ức.
- Trào ngược dạ dày ở trẻ khiến trẻ thường xuyên ho, khò khè, bị viêm phổi nhiều lần, có khi trẻ bị khó thở, tím tái, nguy hiểm nhất là ngừng thở, nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
2. Nên làm gì khi trẻ bị trào ngược dạ dày
Xử lý trào ngược dạ dày ở trẻ em là tùy thuộc vào tuổi của trẻ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Với trẻ lớn, hãy cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ để giúp dạ dày thích nghi dần với lượng thức ăn của mỗi bữa.
Với trẻ nhỏ còn bú bình, hãy luôn giữ núm vú đầy sữa khi cho trẻ bú để tránh nuốt không khí vào. Cha mẹ nên lưu ý khi lựa chọn núm vú bình sữa cho trẻ, tránh những núm vú có lỗ to để sữa chảy nhanh, dễ khiến trẻ bị sặc.
Thêm một lượng nhỏ ngũ cốc vào sữa mẹ hoặc sữa công thức có thể giúp tăng độ đặc của sữa, góp phần ngăn chặn dịch axit trong dạ dày chảy ngược lên thực quản.
Tư thế bú cũng rất quan trọng, khi cho trẻ bú nên để đầu trẻ cao hơn khoảng 30 độ so với mặt phẳng nằm, tư thế này thực quản sẽ cao hơn dạ dày nên sẽ hạn chế trào ngược lên thực quản.
Sau khi trẻ bú xong nên bế bé lên theo thế thẳng đứng để sữa đi xuống dạ dày nhanh. Cha mẹ nên vỗ nhẹ lưng trẻ lúc này để giúp trẻ ợ hơi rồi mới từ từ đặt trẻ nằm xuống với tư thế đầu cao hơn mặt phẳng giường khoảng 30 độ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần hạn chế và các yếu tố khác như như: trẻ bị ho, bón, hoặc mặc quần áo, mang tã lót cho trẻ quá chặt. Tránh để trẻ trong môi trường nhiều khói thuốc lá, khói bếp.
Cha mẹ thường xuyên massage cho trẻ để cải thiện chức năng hô hấp và tiêu hóa. Massage vùng bụng của trẻ bằng dầu oliu hoặc dầu dừa (ấm) theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp kích thích dây thần kinh phế vị trong não, một trong những dây thần kinh liên quan đến hệ tiêu hóa và hô hấp.
Bên cạnh massage, giúp trẻ vận động một số động tác tập thể dục như co duỗi chân sẽ giúp làm giảm các vấn đề về hệ tiêu hóa của trẻ như trướng bụng, đầy hơi. Thực hiện động tác bằng cách đặt trẻ nằm ngửa, giữ chân trẻ ở tư thế gập, nhẹ nhàng di chuyển hai chân trẻ giống như đang đạp xe. Cha mẹ lưu ý, không nên cho bé ăn ngay sau khi tập.
Trong trường hợp sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp nêu trên nhưng không làm giảm trào ngược dạ dày ở trẻ thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám, tư vấn và điều trị.
3. Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng một số thực phẩm và thảo dược thiên nhiên
Cũng có thể tham khảo qua một vài cách chữa trào ngược dạ dày bằng thảo dược thiên nhiên như:
Bạc hà cay
Từ lâu lá bạc hà đã được biết đến như là một thảo dược có tác dụng trị ho, kích thích tiêu hóa, giải cảm sốt, chữa nôn mửa và trị trào ngược dạ dày.
Cha mẹ có thể trộn một vài giọt dầu bạc hà với một muỗng dầu oliu để massage vùng bụng của trẻ, ngày 2 lần. Ngoài ra, các bà mẹ đang cho con bú cũng có thể uống trà bạc hà 2-3 lần/ngày.
Dầu dừa
Dầu dừa cũng có tác dụng giúp giảm viêm do trào ngược axit dạ dày. Thành phần axit lauric có trong dầu dừa giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn, giống như tác dụng của sữa mẹ. Cho trẻ dùng dầu dừa bằng cách thêm khoảng nửa muỗng dầu dừa nguyên chất vào nước ấm hoặc ngũ cốc cho trẻ.
Ngoài ra, cũng có thể trộn dầu dừa và dầu gừng để massage nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ.
Giấm táo
công dụng chữa trào ngược dạ dày ở trẻ với giấm táoGiấm táo là một trong những bài thuốc giúp chữa trào ngược dạ dày ở trẻ em. Pha một ít giấm táo tươi với cốc nước ấm và cho bé uống đều đặn sẽ làm tăng khả năng miễn dịch của trẻ. Bên cạnh đó, cũng có thể cho thêm mật ong hữu cơ vào giấm táo và nước ấm, tuy nhiên mật ong được khuyến cáo là không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Hoa cúc
Ngoài tác dụng giảm đau bụng, tính an thần có trong hoa cúc còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Pha một cốc nước nóng với nửa muỗng hoa cúc khô, để nguội, sau đó cho trẻ uống hàng ngày sẽ giúp giảm triệu chứng trào ngược axit dạ dày.
Khi cha mẹ thấy trẻ có hiện tượng trào ngược axit dạ dày, cha mẹ hãy nên theo dõi kỹ để phân biệt đó là trào ngược sinh lý hay bệnh lý, đồng thời tìm cách chữa trị phù hợp.