Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Nha đam và bài thuốc chữa trào ngược dạ dày

Ngoài công dụng chăm sóc làn da và sắc đẹp thì Nha đam còn có khả năng hỗ trợ điều trị trào ngược axit dạ dày.

Các thành phần có trong nha đam như arabinose, glycoprotein, và acemannan có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh.

Bên cạnh đó, nha đam còn chứa Anthraquinon có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giảm tiết axit trong dạ dày.

Bạn có thể sử dụng nha đam theo một số cách như sau:

Cách 1:

Lấy 1 miếng nha đam gọt vỏ, xay nhuyễn cùng với 1 cốc nước. Lọc nước cốt chia uống 2 lần trước bữa ăn trưa và tối.

Cách 2:

Lấy thịt nha đam thái hạt lựu. Đem bóp với nước muối cho bớt nhớt rồi nấu chung với đậu xanh, bột sắn dây. Khi đậu chín nhừ, nêm thêm chút đường phèn cho vừa đủ ngọt ăn vài lần trong ngày. Mỗi tuần áp dụng khoảng 3 lần.

Sử dụng nghệ trị trào ngược dạ dày

Hoạt chất curcumin dồi dào có trong nghệ có tác dụng tốt trong việc trung hòa axit dạ dày, chống viêm, làm nhanh lành vết loét

Cách 1:

Dùng 1 thìa bột nghệ vàng và 1/4 thìa cà phê tiêu đen nguyên hột đem hãm với nước sôi tương tự như pha trà. Gạn nước uống làm nhiều lần có thể giúp cải thiện các dấu hiệu khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày gây ra.

Cách 2:

Lấy 3 muỗng bột nghệ hoà với 100ml nước ấm và một thìa mật ong. Khuấy đều lên uống mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn sáng, trưa và tối.

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

Gừng đã được kiểm chứng có hiệu quả trong việc cải thiện trào ngược dạ dày thực quản, chẳng hạn như buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi.

Đây còn là một phương thuốc kháng viêm, giảm đau tự nhiên, giúp chữa lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày thực quản và cổ họng do ảnh hưởng bởi quá trình trào ngược axit.

Bạn có thể dùng gừng theo những cách sau:

Cách 1:

Lấy 1 củ gừng tươi băm nhỏ, thả vào một cốc nước sôi và đậy miệng ly lại. Chờ khoảng 10 phút sau, các chất trong gừng sẽ tiết hết ra nước khiến nước chuyển sang màu vàng nhạt. Vớt bỏ bã, thêm 1 thìa đường vào quậy tan và uống khi còn ấm. Dùng 2 – 3 cốc trà gừng mỗi ngày sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách 2:

Thái gừng thành những lát mỏng rồi ngâm chung với mật ong nguyên chất cho đến khi mềm ra. Mỗi lần ăn khoảng 2 lát sau bữa ăn.

Cách 3:

Dùng gừng tươi thái lát mỏng, ngâm với giấm trong khoảng 1 tuần. Mỗi ngày ăn 3 lát, nhai kỹ rồi nuốt cả nước lẫn bã. Dùng liên tục trong 7 ngày liền sẽ thấy bệnh tình có sự biến chuyển tích cực.

Dùng baking soda chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Baking soda thường được biết như là nguyên liệu làm bánh. Thế nhưng, nguyên liệu này còn có rất nhiều công dụng với sức khỏe như trị nhiệt miệng, giảm sưng ngứa do vết đốt côn trùng cắn, khử mùi hôi, kháng khuẩn, trị mụn, chống trào ngược axit dạ dày thực quản.

Đối với người bị trào ngược dạ dày, baking soda hoạt động bằng cách cân bằng pH, trung hòa axit dạ dày, giảm ợ nóng, khó tiêu, chống đau tức thượng vị do loét. Đồng thời nó cũng giúp làm giãn nở mạch máu, tạo điều kiện để máu lưu thông đến dạ dày nhiều hơn nhằm cung cấp các dưỡng chất để sửa chữa, tái tạo tổn thương.

Cách làm: Cho 1 thìa cà phê baking soda vào trong một ly nước lạnh, dùng đũa khuấy tan. Uống từ từ, nuốt từng ngụm nhỏ. Thực hiện mỗi ngày 1 lần.

Trị trào ngược dạ dày với mật ong

Mật ong không chỉ cung cấp các axit amin, vitamin A, C, E có lợi cho sức khỏe mà còn là chất kháng sinh tự nhiên giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp gây bệnh trào ngược dạ dày, đồng thời, kích thích tái tạo tế bào làm nhanh liền sẹo ở vết loét.

Bên cạnh việc kết hợp với nghệ hay gừng, bạn có thể dùng mật ong chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng cách nuốt trực tiếp 2 thìa cà phê mật ong vào buổi sáng và buổi tối. Cách khác, có thể lấy 2 thìa bột chuối hột trộn chung với 1 thìa mật ong ăn.

Sử dụng trà hoa cúc chữa trào ngược dạ dày

Đông y cho rằng hoa cúc tính mát, vị hơi đắng, có công dụng tiêu độc, trị nóng trong, an thần. Dùng hoa cúc pha trà uống mang lại rất nhiều lợi ích cho người bị trào ngược dạ dày như xoa dịu dạ dày, làm thư giãn các cơ co thắt, giảm đau, chống đầy hơi, ợ chua, chống viêm sát khuẩn, ngăn dị ứng gây tổn thương tới dạ dày…

Cách làm: Lấy hoa cúc tươi phơi khô với số lượng lớn dùng dần. Khi hãm trà, lấy 3 thìa hoa cúc pha vào ấm nước sôi 15 phút. Uống mỗi ngày 1 cốc trước khi đi ngủ vào buổi tối khoảng 30 phút.

Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày với thì là

Hạt thì lá có tính ấm, giúp cân bằng khí huyết, kích thích tiêu hóa. Nhờ chứa hợp chất Anethole, loại hạt này có tác dụng thư giãn cơ trơn, chống co thắt dạ dày, qua đó làm giảm hiện tượng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản.

Ngoài ra, nguyên liệu này còn cung cấp hàm lượng vitamin B3, C, sắt, magie và kali phong phú giúp cải thiện chức năng thận và nâng cao sức khỏe một cách toàn diện.

Cách 1:

Nhai kỹ 2 thìa hạt thì là và nuốt từ từ xuống bụng. Thời điểm sử dụng tốt nhất là sau khi ăn trưa và tối. Sau vài tuần áp dụng, các triệu chứng sẽ thuyên giảm rồi từ từ biến mất.

Cách 2:

Đun sôi 500ml nước và thêm 100g hạt thì là vào, nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Để cho nước nguội chia uống 3 lần một ngày trước mỗi bữa ăn 30 phút.

Trào ngược dạ dày và lá tía tô

Dùng lá tía tô là mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà đang được dân gian áp dụng rộng rãi. Sở hữu thành phần tanin và glucosid dồi dào, khi vào trong dạ dày, lá tía tô giúp tạo ra một lớp màng che phủ vết loét, làm tổn thương mau khô se mặt, đồng thời ức chế quá trình tiết axit trong dạ dày.

Cách 1:

Dùng 1 nắm lá tía tô tươi rửa sạch với nước muối, giã nát, chắt lấy nước cốt uống ngày 2 lần.

Cách 2:

Lấy một ít lá tía tô khô nấu nước uống thay trà hàng ngày. Tuy nhiên cần chú ý không nên uống thay thế hoàn toàn cho nước lọc.

Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc

Sau cùng việc sử dụng thuốc để chữa trào ngược dạ dày là điều bất khả kháng nếu những phương pháp trên không đem lai hiệu quả.

Bạn có thể tìm tới các cơ sở y tế tin cậy thăm khám, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị dạ dày thông dụng như: Nhóm thuốc diệt vi khuẩn, nhóm thuốc kháng acit, các thuốc làm tăng độ co thắt của thực quản dưới…sẽ đem lại kết quả nhanh chóng.

Tuy nhiên sử dụng nhiều thuốc tây trong điều trị trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như đi ngoài, buồn nôn, nổi mề đay, gây táo bón…

Do đó bạn có thể tìm đến Đông Y hiệu quả toàn diện mà không sợ đem lại tác dụng phụ. Trong các bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày hiệu quả hiện nay phải kể đến An Vị Sơn Tùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *