Đau nhức trong xương là bệnh gì? Cảnh báo 5 bệnh xương khớp nguy hiểm

dau-nhuc-trong-xuong-la-benh-gi

Đau nhức trong xương là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bạn thường đau nhức trong xương mỗi khi thời tiết thay đổi? Cảm giác buốt nhức hoặc như có kiến bò trong xương khiến bạn khó chịu? Vậy đau nhức trong xương là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng Thiên Ý Pharma tìm hiểu nhé!

dau-nhuc-trong-xuong-la-benh-gi
Đau nhức trong xương là bệnh gì

1. Đau nhức trong xương là bệnh gì?

Đau nhức trong xương thường gặp do thời tiết. Nhưng nếu đau nhức Nhưng tình trạng kéo dài và cơn đau tăng dần thì do mắc các bệnh về xương khớp, hoặc người cao tuổi bị thoái hóa khớp, người ít vận động, làm việc với máy tính thường xuyên.

Đau nhức trong xương thường không nguy hiểm đến tính mạng nếu như người bệnh chú ý thay đổi thói quen vận động, chế độ dinh dưỡng hợp lý và điều trị kịp thời.

Hãy chú ý một số bệnh lý liên quan tới dấu hiệu đau nhức trong xương sau đây:

1.1. Bệnh thoái hóa khớp

dau-nhuc-trong-xuong-lien-quan-toi-benh-thoai-hoa-khop
Đau nhức trong xương liên quan tới bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu khiến xương bị đau nhức với nhiều cấp độ khác nhau. Khi sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn, gây ra tổn thương, người bệnh sẽ đau khi vận động, khi thời tiết trở lạnh đột ngột hoặc sau khi thức dậy.

Cường độ đau khác nhau tùy theo giai đoạn: từ âm ỉ kéo dài đến đau dữ dội cấp tính, khiến cho người bệnh vận động khó khăn. Nặng hơn có thể dẫn đến biến dạng khớp hoặc tàn phế.

1.   2.      Đau nhức xương khớp do  viêm khớp dạng thấp

 

dau-nhuc-trong-xuong-la-dau-hieu-cua-benh-viem-khop-dang-thap
Đau nhức trong xương là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, phá hủy sụn khớp, xương dưới sụn, ảnh hưởng đến sức lao động và khả năng vận động của người bệnh.

Những con đau nhức trong xương có tính đối xứng như đau ở gối, ở ngón tay hai bên. Người bệnh sẽ bị sưng phù, nóng đỏ do viêm khớp. Căn bệnh này mang đến những cơn đau nhức khổ sở khi trời lạnh hoặc buổi sáng thức dậy. Khớp bị co cứng không vận động được, người bệnh dễ bị đau đớn dẫn đến mất ăn, mất ngủ, sút cân và sốt,…

1.   3.      Đau nhức xương khớp do bệnh gút

dau-nhuc-trong-xuong-di-kem-sung-phu-nong-do-la-benh-gut
Đau nhức trong xương đi kèm sưng phù nóng đỏ là bệnh gút

Rối loạn chuyển hóa purin trong máu dẫn đến dư thừa đạm quá mức trong cơ thể là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Người mắc bệnh này bị đau nhức các khớp trên cơ thể: ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân, khớp gối kèm theo mệt mỏi, sốt cao, sưng phù, nóng đỏ.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh Gút sẽ biến chứng gây ra biến dạng khớp mãi mãi.

1.   4.      Bệnh lao xương

benh-lao-xuong-khop-dan-den-dau-nhuc-trong-xuong
Bệnh lao xương khớp dẫn đến đau nhức trong xương

Khi bị vi trùng lao tấn công, các khớp xương bị đau và sưng. Chủ yếu thường gặp ở các khớp lớn như: khớp háng, khớp gối, khớp cột sống. Biến chứng của lao xương là cản trở vận động, teo cơ, liệt chi nếu không được chữa trị kịp thời.

 

1.   5.      Đau nhức xương khớp toàn thân do loãng xương

benh-loang-xuong-lam-nguoi-cao-tuoi-hay-bi-dau-nhuc-trong-xuong
Bệnh loãng xương làm người cao tuổi hay bị đau nhức trong xương

Tình trạng loãng xương thường gặp ở người cao tuổi khi mật độ tế bào xương bị suy giảm nhiều hơn số lượng tế bào mới sinh ra. Loãng xương dẫn đến yếu, giòn xương, dễ gãy. Người bệnh thường xuyên bị đau nhức tại các đầu xương, đau nhức trong xương, đau khi đi đứng hoặc ngồi lâu, đau về đêm.

Bệnh khiến suy giảm chiều cao cơ thể và cơ cứng cơ dọc cột sống,…

1.6. Một số bệnh khác liên quan tới đau như trong xương như Lupus ban đỏ, Lyme, viêm khớp nhiễm trùng, lậu,…

2. Ai dễ bị đau nhức trong xương?

Đối tượng dễ bị đau nhức trong xương là những người mắc các bệnh lý kể trên hoặc có thói quen xấu trong sinh hoạt và vận động như:

  • Tập thể dục sai cách, chơi thể thao với cường độ cao, mang vác vật nặng quá sức, làm việc không đúng tư thế trong thời gian dài…
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, vitamin D, kali…
  • Thời tiết thay đổi, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, trời lạnh sẽ làm mạch máu tại các vùng da co lại.
  • Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc do mang vác vật nặng

Vì thế, những người lớn tuổi, người làm việc văn phòng ít vận động, người từng bị chấn thương hoặc các vận động viên thể thao…là đối tượng dễ bị đau nhức trong xương nhất.

3. Phòng ngừa đau nhức trong xương

che-do-an-uong-lanh-manh-giup-giam-nguy-co-mac-cac-benh-xuong-khop
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp

Chủ trị theo nguyên tắc của Đông y: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, Thiên Ý Pharma khuyên bạn nên áp dụng một số cách đơn giản sau đây để phòng ngừa đau nhức trong xương hiệu quả:

  • Tập luyện cơ bắp liên tục giúp xương khỏe mạnh hơn bằng cách đi xe đạp, đi bộ dưỡng sinh, đi bơi, và các hoạt động tay chân nhẹ nhàng,…
  • Chọn tư thế tốt nhất cho hệ xương khớp: đứng thẳng, không nằm lâu, ít leo cầu thang, không ngồi/đứng lâu một chỗ. Giữ tư thế thẳng lưng khi ngồi làm việc, tránh ngồi xổm,…
  • Hấp thụ vitamin D trong nắng sớm, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho xương mỗi ngày, tránh tăng cân nhiều và không vận động/tập luyện với cường độ mạnh, không mang vác vật nặng quá sức….

4. Cách chữa đau nhức trong xương tại nhà

Nếu đau nhức xương khớp do trở trời hoặc thời tiết thay đổi, tình trạng không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một vài cách chữa đau xương khớp tại nhà như:

  • Làm ấm: Sử dụng túi chườm nóng đặt lên vùng khớp bị đau giúp tuần hoàn máu và giữ ấm cơ thể.
  • Tắm nước ấm nóng: Nước nóng giúp cho cơ thể phục hồi nhanh chóng, giãn cơ, lưu thông máu và giảm đau, lấy lại cân bằng.
  • Vận động: Một số bài tập ở tư thế đơn giản như gập người, yoga hoặc vận động nhẹ nhàng sẽ làm nóng khớp, trơn khớp, giảm co cứng.
  • Nghỉ ngơi, thả lỏng: Lý do dẫn đến đau nhức có thể vì stress và lo lắng thái quá. Hãy nghỉ ngơi, thả lỏng toàn bộ cơ thể và refresh tâm trí để quên đi những cơn đau khó chịu.

Đau nhức trong xương có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp. Vì thế, đừng nên chủ quan và trì hoãn việc đi khám bệnh khi có dấu hiệu này. Thiên Ý Pharma hy vọng bài viết này có ích đối với bạn và giúp bạn luôn luôn chủ động chăm sóc sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *