Thông thường, đau thắt lưng là tình trạng hay gặp phải ở nhiều người, khi làm việc nặng hoặc duy trì một tư thế ngồi trong thời gian dài. Tuy nhiên, các cơn đau kéo dài gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới việc sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng Thiên Ý tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân đau thắt lưng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng. Đau do nguyên nhân vật lý và đau do bệnh lý.
Hãy tìm hiểu về các nguyên nhân vật lý trước tiên nhé!
- Do tính chất công việc
Làm việc sai tư thế, thiếu khoa học, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, căng cổ về phía trước khi làm việc với máy tính hoặc khi lái xe sẽ gây ra các cơn đau vùng thắt lưng.
- Do mang vác nặng
Khi phải mang vác những đồ vật quá nặng, quá sức sẽ gây áp lực lên vùng cột sống và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống xương khớp. Người bệnh không chỉ đau vùng lưng mà có thể đau cả vùng cổ, vùng vai gáy.
- Do thừa cân
Khi bị béo phì, thừa cân, khung xương sẽ phải chịu áp lực lớn từ sức nặng này của cơ thể từ đó, dẫn đến đau vùng thắt lưng, cột sống.
- Vận động sai tư thế
Khi vận động sai tư thế như khom lưng, cúi nâng vật nặng bằng một tay, ngồi sai tư thế,…cũng làm vùng thắt lưng của bạn bị đau.
Các cơn đau xuất phát từ những nguyên nhân kể trên thường sẽ tự khỏi nếu bạn nghỉ ngơi, có chế độ vận động tập luyện và làm việc hợp lý.
2. Các vị trí đau thắt lưng
Liên quan tới nguyên nhân bệnh lý, hãy cùng tìm hiểu các vị trí đau thắt lưng để nhận biết dấu hiệu, triệu chứng để nhận biết tình trạng sức khỏe của bản thân.
1.1. Đau thắt lưng bên trái
Với các cơn đau thắt lưng ở bên trái kéo dài, người bệnh cần chú ý tới một số nguyên nhân gây bệnh điển hình như: bệnh thận, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, giãn dây chằng,…
1.2. Đau thắt lưng bên phải
Đau thắt lưng ở vị trí bên phải cơ thể là dấu hiệu của một số bệnh như: viêm ruột thừa hay viêm vùng tiết niệu, sỏi thận, thoái hóa hoặc hội chứng ruột dễ bị kích thích. Người bệnh thường cảm thấy đau lưng âm ỉ và đi tiểu nhiều, tiểu rắt ra máu.
Những cơn đau này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác nhau. Bởi thế, người bệnh nên đi khám nếu tình trạng đau kéo dài trên ba ngày.
1.3. Đau ngang thắt lưng
Những cơn đau ngang vùng thắt lưng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể do chế độ ăn uống thiếu canxi, vitamin D hoặc liên quan đến các bệnh lý xương khớp, cột sống hoặc đau dây thần kinh tọa.
1.4. Đau thắt lưng do tuổi tác
Khi già đi, xương cột sống bị lão hóa và mất dần cấu trúc, chức năng bình thường, dẫn đến các bệnh lý xương khớp, chèn ép lên rễ thần kinh, gây nên những cơn đau ở vùng lưng, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Điển hình là bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
1.5. Đau thắt lưng bẩm sinh
Theo yếu tố di truyền, trong gia đình có người bị đau lưng mãn tính sẽ dẫn đến việc bạn có nguy cơ bị đau lưng cao hơn người khác.
3. Các triệu chứng đau vùng thắt lưng cần lưu ý
Khi xuất hiện những cơn đau, người bệnh cần chú ý cả những triệu chứng đi kèm để có thể sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Hãy đi khám ngay nếu có các dấu hiệu dưới đây:
- Người bệnh bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn đi kèm với đau vùng lưng dưới.
- Các cơn đau xuống cả vùng bụng dưới và đau nhiều hơn vào ban đêm.
- Đối với người trên 50 tuổi hoặc dưới 20 tuổi và những người từng bị bệnh ung thư. Chú ý tới cơn đau nặng dần theo thời gian.
- Đau lưng đi kèm triệu chứng tê bì chân, mất cảm giác chân dưới.
- Người bệnh đi tiểu nhiều, tiểu rắt hoặc tiểu buốt, tiểu không tự chủ.
4. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh đau thắt lưng
Bệnh đau thắt lưng hoàn toàn có thể được ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị. Hãy áp dụng những cách sau để luôn giữ cho cột sống khỏe mạnh, vận động linh hoạt và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- Sử dụng các bài tập kéo dãn cột sống: Chọn tư thế nằm sấp, hai tay xếp bằng vai, chống tay lên mặt sàn. Chân duỗi thẳng và nâng người lên. Mũi chân không được nhấc ra khỏi sàn, đầu nhìn trần nhà, bàn chân căng. Giữ nguyên trạng thái này trong 5 giây rồi lặp lại từ đầu. Mỗi ngày thực hiện 15 lần.
- Chườm nóng: Sử dụng túi chườm nóng hoặc khăn ấm, đặt nhẹ lên vùng bị đau mỗi ngày 10 phút.
- Xoa bóp, massage vùng thắt lưng: thực hiện đều đặn mỗi ngày 15 phút để làm giảm đau nhức hiệu quả. Đặc biệt là sau khi chườm nóng.
- Sử dụng thực phẩm bổ sung An Khớp ST: Đối với các triệu chứng đau do bệnh xương khớp gây ra, những bài tập chỉ có thể cải thiện, giảm nhẹ cơn đau mà không trị dứt điểm được bệnh. Vì vậy, hãy sử dụng thực phẩm bổ sung An Khớp ST với một phác đồ toàn diện để chấm dứt cơn đau và tận hưởng cuộc sống. Tìm hiểu thêm về thực phẩm An Khớp
Bài viết là những thông tin: Vị trí, nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị cho bệnh đau thắt lưng. Hy vọng giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để chủ động phòng tránh và có biện pháp điều trị thích hợp.