Tăng huyết áp là chứng bệnh mà mọi người đều có thể mắc, nhưng thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh mang tính tổng hợp, phát triển chậm và từ từ, ngày càng có xu thế gia tăng, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế phát triển.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tăng huyết áp, gồm nguyên nhân bên trong (nội nhân) và nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân).
Các nguyên nhân bên trong dẫn đến tăng huyết áp phải kể đến: viêm thận, viêm đài bể thận, lao thận, nang thận, u ở tuyến thượng thận, xơ vữa động mạch, cường năng tuyến giáp, nhiễm độc thai nghén.
Các nguyên nhân bên ngoài phải kể đến:
Do ăn uống:
Do ăn nhiều các chất cay nóng, kích thích trong thời gian kéo dài như rượu, cà phê, thuốc lá hoặc chế độ ăn uống quá nhiều mỡ động vật, ăn mặn.
Do căng thẳng thần kinh
(do làm việc nghỉ ngơi không điều độ dẫn đến lo nghĩ, sợ hãi).
Do các yếu tố môi trường
như quá nhiều tiếng động mạnh, tiếng ồn ào…
Y Học Cổ Truyền coi bệnh tăng huyết áp thuộc chứng huyễn vựng, đầu thống, can dương thương cang. Căn cứ vào chứng trạng bệnh, người ta chia làm một số loại hình như sau:
Cúc hoa.
Thể can nhiệt (can dương thượng cang)
Ở người khỏe mạnh, có huyết áp (HA) tối đa (HA tâm thu) là 120mgHg và HA tối thiểu (HA tâm trương) là 80mmHg và thường biểu hiện bằng chỉ số 120/80mmHg. Nếu HA tối đa là 140mmHg và HA tối thiểu là 90mmHg được coi là tăng huyết áp. Nếu HA tối đa nằm trong khoảng 140 – 160mmHg và HA tối thiểu nằm trong khoảng 90 – 95mmHg được coi là tăng huyết áp giới hạn.
Người ta thường chia bệnh tăng huyết áp ra làm 2 loại: Loại tăng huyết áp thường xuyên có thể lành tính và có thể ác tính; Loại tăng HA cơn trên cơ sở HA bình thường, có những cơn cao vọt, những lúc này thường gây tai biến.
Triệu chứng:
Đau đầu, căng đầu, hoa mắt, mắt đỏ, ù tai, môi miệng khô, đắng, chân tay hay bị co rút, tê bì, đầu lưỡi đỏ, rêu trắng hoặc hơi vàng, mất ngủ, lòng bàn chân nóng, mạch huyền.
Bài thuốc:
Long đởm thảo 9g, hoàng cầm 9g, từ thạch 30g, cúc hoa 9g, hạ khô thảo 15g, xuyên khung 10g, cao bản 9g, tang chi 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể đàm hỏa nội thịnh (đàm thấp)
Triệu chứng:
Mắt mờ, đầu căng, đau đầu, ngực sườn đầy tức, mắt đỏ, miệng khô đắng, đờm dính quánh, rêu lưỡi vàng dầy, đầu lưỡi đỏ hay lợm giọng buồn nôn, kém ăn ít ngủ; mạch huyền hoạt. Thể đàm thấp thường gặp ở người có thể trạng béo, có hàm lượng cholesterol cao (mỡ máu cao).
Bài thuốc:
Bán hạ 8g, trúc nhự 12g, ngưu tất 12g, ý dĩ 16g, trạch tả 8g, tang ký sinh 12g, uất kim 8g, trần bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể âm hư dương thịnh
Triệu chứng:
Hoa mắt, chóng mặt, đầu nặng chân bước không thật, tai ù, phiền táo dễ cáu gắt, chân tay tê bì, chất lưỡi đỏ, rêu trắng, mỏng, mạch huyền.
Bài thuốc:
Sinh địa 12g, long cốt 12g, mẫu lệ 30g, bá tử nhân 10g, bạch thược 10g, ngưu tất 10g, tiên linh kỳ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể can thận âm hư
Triệu chứng:
Nhức đầu hoa mắt, ù tai, hay hoảng hốt dễ sợ hãi, mắt hay đỏ, miệng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu. Lưng đau, gối mỏi, di tính; khi ngủ hay bị mê; mạch huyền, tế, sác. Thể này thường gặp ở người già mà động mạch bị xơ cứng.
Bài thuốc:
Trân châu mẫu 30g, sinh địa 10g, câu kỷ căn 30g, câu đằng 10g, thạch hộc 10g, đương quy 10g, dạ giao đằng 12g, hoàng bá 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Cây và vị thuốc nữ trinh tử.
Thể tâm tỳ hư
Triệu chứng:
Thường xảy ra ở người cao tuổi, có kèm theo các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng biểu hiện hoa mắt, đau đầu, da khô, kém ăn, kém ngủ, phân nát. Rêu lưỡi mỏng trắng. Mạch huyền tế.
Bài thuốc:
Đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, phục thần 10g, táo nhân 10g, đương quy 10g, bạch truật 10g, mộc hương 5g, cam thảo 3g, đan sâm 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể âm dương lưỡng hư
Triệu chứng:
Chóng mặt đau đầu; sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh, mềm yếu, cơ teo nhẽo, tiểu đêm nhiều lần, liệt dương hoạt tinh. Người luôn có cảm giác sợ lạnh, gió lạnh, nước lạnh. Người luôn có tâm trạng phiền muộn, miệng khô, lưỡi bỏng hơi hồng. Mạch trầm tế.
Bài thuốc:
Sinh địa 12g, mạch môn 12g, bạch thược 12g, nữ trinh tử 8g, ngưu tất 16g, thỏ ty tử 8g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 4g, mẫu lệ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.